Header Ads

test

Hướng dẫn thiết kế web động với Joomla (Phân 2)

Cài đặt Joomla là một trong những bước quan trọng để lập trình web bằng công cụ quản lý thông tin này

Trong phần trước, chúng ta đã hoàn tất việc cài đặt chương trình AppServ để giả lập một máy chủ web nhằm phục vụ cho việc thử nghiệm Joomla. Nghĩa là tại thời điềm này, bạn đã có một trang web tại địa chỉ localhost hay địa chỉ127.0.0.1. Nội dung mà bạn thấy khi dùng trình duyệt kết nối vào địa chỉlocalhost sẽ được lưu ở thư mục C:\AppServ\www (với điều kiện trong bước trước bạn đã cài AppServ vào thư mục mặc định C:\AppServ. Trường hợp thư mục cài đặt khác thì bạn chuyển sang thư mục con www tương ứng).
Để chắc chắn rằng đã xác định đúng thư mục, bạn hãy thử đổi tên tập tinindex.php trong đó thành index2.php. Sau đó, bạn nhấn phải chuột vào vùng trống, chọn New - Text Document, đặt tên là index.php. Trong tập tinindex.php mới mở ra bằng chương trình Notepad, bạn nhập vào nội dung bất kỳ, rồi lưu lại. Quay trở lại trình duyệt, bạn truy cập lại vào trang http://localhost, và phải thấy trang chủ mới mang đúng nội dung tập tinindex.php mà bạn vừa tạo ra. Trường hợp chưa nhận được kết quả như mong đợi, bạn phải kiểm tra xem mình đã vào đúng thư mục chưa, cũng như tập tin index.php bạn tạo ra và sửa chữa nội dung đã được lưu lại hay chưa.

Cài đặt Joomla
Bước kế tiếp cần thực hiện là chúng ta tiến hành cài đặt Joomla vào máy chủ Web ảo AppServ. Công việc khá đơn giản. Đầu tiên bạn cần tải chương trình Joomla Joomla_1.5.18-Stable-Full_Package.zip từ địa chỉ: http://downloads.joomlacode.org/frsrelease/5/1/1/51111/Joomla_1.5.18-Stable-Full_Package.zip.
Tiếp theo, bạn tạo một thư mục mang tên bất kỳ, ví dụ như mobile trong thư mục C:\AppServ\www. Tên thư mục vừa tạo sẽ là một phần của đường dẫn vào trang web của chúng ta sau này, nên bạn cần chọn một từ ngắn gọn dễ nhớ mà thôi.
Cuối cùng thì bạn giải nén tập tin Joomla Joomla_1.5.18-Stable-Full_Package.zip rồi chép toàn bộ nội dung đó vào thư mục mobile đã tạo phía trên.
Là một ứng dụng web, nên ngoài việc sao chép phần mềm vào thư mục mặc định, thì các bước cài đặt chủ yếu của Joomla lại đều thực hiện thông qua trình duyệt web. Bạn mở trình duyệt và truy cập vào địa chỉ http://localhost/mobile. Màn hình cài đặt Joomla sẽ xuất hiện, ở phần Select Language, bạn chọn ngôn ngữ cài đặt là English (US), sau đó nhấn Next. Về phần thay đổi giao diện trang web sang tiếng Việt, chúng ta sẽ thực hiện sau bằng cách cài đặt thêm gói mở rộng.
Ở màn hình tiếp theo, Joomla sẽ kiểm tra các thiết lập của hệ thống đế đáp ứng các yêu cầu cài đặt. Ở mục Pre-installation check, nếu có bất kỳ thiết lập nào bị đánh dấu đỏ, bạn phải tìm cách thiết lập lại. Ở mục Recommended Settings, đây là phần cấu hình đề nghị của Joomla. Nếu muốn thực hiện lại quá trình kiểm tra sau khi sửa chữa một thông số nào đó, bạn bấm nút Check Again. Nếu đã kiểm tra xong, bạn nhấn Next .
Tiếp theo là màn hình về các điều khoản bản quyền của Joomla, bạn nên đọc để hiểu thêm, rồi nhấn Next để tiếp tục. Màn hình tiếp theo là bước cài đặt quan trọng nhất trong Joomla vì nó liên quan đến cơ sở dữ liệu (database), phần cốt lõi của một trang web động.
Mục Database Type: bạn chọn mysql, vì máy chủ web ảo AppServ của chúng ta hỗ trợ sẵn loại cơ sở dữ liệu này. Về sau khi đưa lên máy chủ web thật, bạn cũng cần tìm máy chủ nào hỗ trợ hệ cơ sở dữ liệu tương tự. MụcHost Name, bạn nhập vào từ khóa localhost. Mục Username thì bạn nhập vào tên tài khoản quản lý cơ sở dữ liệu MySQL. Trong phần cài đặt MySQL ở các bước trước, chúng ta không tạo mới một tài khoản nào cả. Vì vậy bạn cứ dùng tài khoản mặc định có quyền quản lý cao nhất của hệ cơ sở dữ liệu này là root. Phần mật khẩu của tài khoản root chúng ta cũng đã xác định lúc cài đặt AppServ (phần cấu hình MySQL) là root, nên bạn cứ nhập root vào mụcPassword là xong.
Tên của cơ sở dữ liệu dành cho trang web cũng rất quan trọng, vì thế trong mục Database Name bạn hãy đặt một cái tên thật dễ nhớ và đặc trưng cho nó. Trong ví dụ làm trang web mobile phía trên thì chúng ta sẽ đặt tên cho nó là db_mobile là hợp lý nhất. Sau đó bạn nhấn Next để nhảy qua bước kế tiếp.
Trong bước cấu hình thiết lập các thông số FTP, tạm thời bạn cứ giữ nguyên như mặc định và nhấn Next. Nguyên nhân là chúng ta đang cài đặt Joomla lên máy chủ ảo AppServ, nên việc tải nội dung hay hình ảnh lên trang web của mình bằng giao thức FTP là không cần thiết. Về sau, khi cấu hình Joomla trên máy chủ thật trên Internet, chúng ta sẽ chú ý đến bước này nhiều hơn.
Màn hình tiếp theo yêu cầu bạn thiết lập các thông tin cho Website của mình. Ở mục Site Name, bạn đặt tên cho Web Site của mình, ở mục Your E-mail, bạn nhập vào địa chỉ thư điện tử của bạn. Cuối cùng, ở mục Admin Password và Confirm Admin Password, bạn nhập một mật khẩu dùng để quản trị trang Joomla của bạn, khi cài đặt xong.
Lưu ý về nút Install Sample datanếu bạn bấm nút này, hệ thống sẽ chèn một số dữ liệu mẫu vào trong cơ sở dữ liệu của bạn. Nghĩa là sau khi cài đặt xong, trang web của bạn sẽ có một vài mẫu tin, với đầy đủ các hình ảnh,...).Nên nếu là lần đầu tiên sử dụng Joomla, bạn nên bấm nút này để xem thửtrang mẫu Joomla khi đầy đủ các thành phần và bản tin sẽ được hiển thị như thế nào. Còn trong các lần cài đặt sau, nếu bạn muốn cài đặt một trang Joomla hoàn toàn trắng, dữ liệu nào cần thiết cho website bạn sẽ đưa vào sau,thì bạn có thể không cần bấm nút ấy, và một hộp thoại thông báo xác định phần dữ liệu mẫu không được cài đặt. Bạn nhấn OK để tiếp tục, và cuối cùng khi màn hình thông báo quá trình cài đặt Joomla thành công, bạn hãy đóng trình duyệt lại.
Quá trình cài đặt đã xong, và bạn phải xóa đi thư mục cài đặt của Joomla. Mở Windows Explorer, bạn truy cập vào địa chỉ C:\AppServ\www\mobile, rồi tiến hành xóa đi thư mục installation trong đóNếu không làm như vậy, thì trong lần truy cập sau vào trang mobile, bạn sẽ bị Joomla bắt thực hiện lại các bước cấu hình như phía trên, thêm nhiều lần nữa.
Giờ thì bạn đã có thể tiến hành kiểm tra xem trang web động của mình sẽ như thế nào, bằng cách mở trình duyệt và truy cập vào địa chỉ http://localhost/mobile. Đây là trang web mà mọi người sẽ được thấy khi truy cập vào website của bạn. Vì thế nên nó còn thường được gọi là trang trước (Front End). Ngoài các mẫu tin được cập nhật, trang này còn là nơi người sử dụng có thể tương tác với website như đăng ký thành viên, tham gia quản lý và viết bài để đăng lên...

Ngoài ra, để quản lý trang web động của mình, cũng như cập nhật các bài viết, bạn sẽ cần có một trang khác trong website của mình. Trong ví dụ của chúng ta thì trang đó sẽ nằm ở địa chỉ http://localhost/mobile/administrator. Nguyên tắc chung là bạn thêm phần đuôi administrator vào phía sau địa chỉ trang web Front end mà mọi người truy cập để xem thông tin, để có được địa chỉ trang quản trị tương ứng.
Trang quản lý này (còn được gọi là trang Back end) sẽ chỉ dành riêng cho người quản trị web. Vì thế, để truy cập vào nó, bạn phải đăng nhập bằng tên tài khoản (username) là admin, còn mục password thì bạn nhập vào mật khẩu bạn đã thiết lập trong quá trình cài đặt Joomla phía trên (trong phần cấu hình mang tên Configuration, mục admin password).

Tại đây, bạn có thể cấu hình các thông số hoạt động, thay đổi giao diện, thêm các tính năng mới cho trang web của bạn với phần Front Page Manager, hayGlobal Configuration. Để thêm một bài viết mới trong trang, bạn dùng mụcAdd New Article, còn để quản lý những bài viết đã đăng như xóa, thêm hay sửa chữa, bạn dùng mục Article Manager. Các bài viết có thể phân thành từng thể loại và được quản lý bằng mục Category Manager. Các nhóm bài viết sẽ quản lý bằng Section Manager, các thực đơn được tổ chức bằngMenu Manager, còn hình ảnh thì được kiểm soát bằng mục Media Manager.
Cuối cùng là mục chức năng User Manager cho phép người quản trị trang web tạo thêm các người dùng khác, cũng như cấp quyền cho phép họ chỉ được thực hiện các tác vụ nào đối với việc quản lý trang web mà thôi.
Trường hợp không thích sử dụng các biểu tượng quản lý, bạn có thể dùng các menu phía trên, rồi chọn các mục tương đương như Site (Cấu hình trang), Menu (Thực đơn), Content (Nội dung), Components (Các thành phần) , Extensions (Phần mở rộng), Tools (Các công cụ) , và Help (trợ giúp).
Nguồn: Echip

Không có nhận xét nào