Tòa tuyên Samsung vi phạm bản quyền autocomplete của Apple, bị vô hiệu hóa 1 bản quyền khác
Thẩm phán Lucy Koh mới đây đã ban hành phán quyết tổng quát (partial summary judgment) để tuyênSamsung vi phạm một bản quyền do Apple nắm giữ (số hiệu 8,074,172) nói đến việc tự động hoàn thành câu chữ dựa trên những gì người dùng nhập liệu. Đồng thời, tòa cũng vô hiệu hóa một bằng sáng chế của Samsung (số hiệu 7,577,757) liên quan đến phương thức đồng bộ hóa dữ liệu đa phương tiện vì giống với một bằng sáng chế khác do công ty FusionOne đăng kí trước. Như vậy, trong vụ án thứ hai giữa Apple và Samsung sắp được xét xử vào ngày 31/3 tới đây, tổng số bằng sáng chế mà Samsung cáo buộc Apple vi phạm giảm từ 5 xuống 4.
Trong hệ thống luật của Mỹ, một phán quyết tổng quát (partial summary judgment) được sử dụng trong các vụ kiện dân sự để nhanh chóng kết thúc vụ án mà không cần phải xét xử và thảo luận. Công cụ pháp lý này thường được xài khi các bên liên quan không tranh luận gì về những sự thật quan trọng được dùng trong quá trình kiện tụng. Nói cách khác, sự vi phạm rõ ràng đến mức không cần bồi thẩm đoàn xem xét và thẩm phán chỉ cần đưa ra quyết định mà thôi.
Trang FOSS Patent cho biết thêm rằng thẩm phán Koh đã bác bỏ một số phán quyết tổng quát khác do Apple đề nghị, còn những phán quyết tổng quát của Samsung nộp lên tòa nhằm chống lại Apple thì bị bác hoàn toàn. Động thái này diễn ra trong bối cảnh các quan chức cấp cao của hai bên đang chuẩn bị có một buổi thương thuyết dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 19/2 nhằm giải quyết tranh chấp về bản quyền. Trước đây Apple và Samsung cũng từng có một buổi dàn xếp ở vụ án thứ nhất nhưng không thành công, chính vì thế hai bên mới dẫn nhau ra tòa và Samsung đã thua cuộc khi bị phạt 888 triệu USD.
Nói thêm về bản quyền autocomplete mà Samsung bị tuyên vi phạm, nó có thể khiến các nhà sản xuất thiết bị Android khác cũng gặp rắc rối với Apple. Tất nhiên, việc Apple có quyết định kiện các những khác hay không thì chúng ta chưa biết được, nhưng chắc chắn có một người không vui với quyết định của tòa án, đó chính là Google, bởi các đối tác phần cứng của hãng bị vướng vào một vụ kiện đã có tiền lệ.
Nguồn: FOSS Patent
Post a Comment