Header Ads

test

Đánh giá Oppo R1: thiết kết đẹp, màn hình đẹp

Nhiều người nhìn Oppo R1 và nói nó quá giống iPhone 4s, chỉ khác là đập dẹp ra, mặt sau phủ kính thì không thể không nghĩ đến Xperia Z của Sony. Điều này quá dễ để nhận ra, ngay cả khi bạn không cầm trên tay mà chỉ nhìn hình chụp trong bài viết này thì chắc cũng có thể nhận định như vậy rồi. iPhone 4s đẹp, Xperia Z đẹp, thế nên dù là nhìn giống giống thì Oppo R1 cũng đẹp. Bỏ qua chuyện giống hay không giống, R1 với kích thước vừa phải, cầm trên tay thoải mái, cấu hình vừa đủ để sử dụng và cũng hợp lý trong tầm giá 8tr. Điểm mạnh của máy đó chính là việc hỗ trợ 2 sim, cùng với hệ điều hành Color OS có nhiều tính năng hữu ích.

Tinhte_oppo r1-26.

Thiết kế, hoàn thiện

Bao quanh máy là khung viền kim loại chắc chắn và được hoàn thiện rất tốt. Không có nhiều thông tin cũng như video khoe là Oppo đã làm khung viền như thế nào, nhưng với mức độ hoàn thiện chi tiết thế này thì chắc hẳn nó cũng giống cách mà Apple làm với iPhone hay Sony với Xperia Z vậy. Các chi tiết nhỏ trên khung viền này cũng được cắt tỉa rất tỉ mỉ, ví dụ điển hình là hai lỗ nhỏ micro ở cạnh dưới và cạnh trên của máy hay cụm loa ngoài. Với các chi tiết khác như giắc cắm tai nghe và cổng microUSB thì Oppo có đệm thêm vòng nhựa để tăng chất lượng cũng như hạn chế mẻ cạnh nếu như rút ra cắm vào nhiều lần.

Tinhte_oppo r1-25.

Oppo R1 có 2 phiên bản là kính trắng với khung vàng và kính đen với khung trắng xám (màu của nhôm). Bản thân mình thích khung màu vàng hơn. Sang trọng và đẹp, màu đen thì hơi chìm chứ không nổi bật. Các phím bấm được bố trí ở hai cạnh trái và phải. Nếu bạn thuận và hay cầm máy bằng tay trái thì phím Power nằm ở đúng vị trí ngón cái khi cầm, đối xứng qua là cụm phím tăng giảm âm lượng. Các phím bấm có thiết kế dài và mảnh, cảm giác bấm tốt tuy nhiên không thích cho lắm, có lẽ tại nó nhỏ. Nắp lưng và mặt trước được gắn rất khít và chắc chắn vào khung viền, không có cảm giác ọp ẹp.

Tinhte_oppo r1-24.

Mặt sau của Oppo R1 là một tấm kính lớn, nhô cao so với khung viền và được bao bọc bởi một viền nhựa mỏng. Ở mặt trước cũng tương tự như thế, cả hai đều là Gorilla Glass 3 với khả năng chịu va đập tốt. Việc hai tấm kính nhô cao giúp cho khung viền khó bị tác động hơn, không bị mẻ nếu như gặp nhưng va chạm nhẹ. Mặt kính sau có thể đóng vai trò như tấm gương lớn, chắc hẳn nếu bạn là nữ thì rất thích đều này. Cả mặt kính trước và sau đều bám vân tay, tuy không nhiều. Các chi tiết ở mặt trước được bố trí cân đối, khoảng đen trên dưới bằng nhau. Các phím cảm ứng được đặt chính giữa cạnh dưới, thanh mảnh, phát sáng khi sử dụng.

Tinhte_oppo r1-23.

Kính và nhôm cũng giúp máy chống trầy nhẹ tốt hơn, mình đã dùng khoảng hơn 10 ngày nhưng mặt sau vẫn chưa có vết trầy nào, ngay cả những vết xước dăm cũng không có. Độ mỏng 7.1mm, tương đương với iPhone 5s, cầm máy bằng 1 tay thoải mái và không gây khó chịu.

Tinhte_oppo r1-22.

Màn hình, camera

Màn hình của Oppo R1 rất đẹp, sử dụng tấm nền IPS cho chất lượng hiển thị rất tốt cùng góc nhìn rộng. Rất tiếc là mình không có thiết bị đo độ sáng nên không biết chính xác thì màn hình R1 đạt bao nhiêu nit, chỉ biết là nó rất sáng, bạn sẽ chói mắt khi sử dụng ở độ sáng cao nhất, thông thường mình chỉ để độ sáng 50% là đủ dùng rồi, nếu tắt đèn buổi tối thì chỉnh về mức 0% là thoải mái. Tấm nền IPS thì không cần phải nói nhiều, về màu sắc, về khả năng hiển thị đều rất tốt. Đây thực sự là điểm mạnh cũng như yếu tố chính để R1 có thể thu hút được người dùng.

Oppo cho biết họ có phủ thêm lớp chống chói cho màn hình của R1, thực tế thì sử dụng máy ở môi trường có độ sáng lớn cũng không quá khó chịu, màn hình nhìn tốt khi đi ngoài trời nắng. Ngoài ra màn hình cũng được tăng cường bằng tính năng siêu nhạy, giúp bạn có thể sử dụng ngay cả khi đeo bao tay, rất tiện.

Thử tải một số hình và so sánh nó trên R1 và chiếc MacBook Pro Retina thì khá tương đồng nhau. Màn hình chiếc Oppo R1 của mình thể hiện màu trắng khá tốt, không nghiêng về vàng hay xanh mà thể hiện đúng trắng là trắng. Với độ phân giải chỉ có 720 x 1280 nhưng màn hình R1 không quá rỗ.

Tinhte_oppo r1-21.

Oppo R1 được trang bị camera sau 8 megapixel và camera trước tận 5 megapixel, thích hợp cho chị em tự sướng. Camera sau cho ảnh chụp sắc nét, màu sắc hơi rực, có vẻ như máy được mặc định là sẽ chỉnh màu của hình lên. Điểm khá đặc biệt đó là công nghê PureImage mà Oppo trang bị cho hai camera của R1 cho chất lượng chụp ảnh thiếu sáng rất tốt. R1 dường như nhắm đến chị em nên có nhiều tính năng hỗ trợ cho việc tự sướng, đơn giản dễ dùng, không cần lựa chọn nhiều thông số. Những hình ảnh dưới đây là hình gốc, chỉ chỉnh cho kích thước nhỏ lại.

Tinhte_oppo r1-27.Hiệu năng

Chip MediaTek, bốn nhân với tốc độ 1.3 Ghz cùng 1GB RAM đáp ứng được nhu cầu sử dụng hàng ngày, cũng dễ hiểu khi mà R1 có giá bán tầm trung chứ không phải cao cấp. Mình không gặp nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng, các ứng dụng dùng nhiều nhất là Facebook, Chrome và một số đơn giản thì máy chạy mượt, chuyển qua lại giữa những ứng dụng mượt mà. Hiện tượng tự động tắt ứng dụng không xuất hiện trong suốt quá trình sử dụng. Điểm benchmark của máy khá tương đồng với Galaxy Grand 2.



Tuy nhiên với trải nghiệm game thì lại không được như vậy, không hiểu có phải do GPU Mali-400MP không. Mình thường xuyên chơi clash of clans (để kiểm tra pin), thì games này hơi bị lag trên R1, cảm giác zoom, kéo thả không được mượt mà. Có cảm giác quá sức so với cấu hình, máy cũng khá nóng khi chơi CoC trong thời gian lâu. Đây là lỗi tối ưu của Oppo, chắc hẳn nhiều người cũng bị nên Oppo cần phải cung cấp bản cập nhật sớm khắc phục chuyện này.

Với nhu cầu sử dụng bình thường, Oppo R1 có tổng thời gian onscreen vào khoảng gần 4 tiếng. Một mức tiêu thụ pin ở mức khá, không quá tệ và chấp nhận được với một chiếc máy Android 2 sim. Nếu như bạn để độ sáng màn hình thấp hơn (mình thường để 50% hoặc hơn 1 chút), hoặc chơi games ít hơn (mình chơi CoC khá nhiều) thì thời lượng sử dụng sẽ được nhiều hơn.

Tinhte_oppo r1-28.

Phần mềm, tính năng

Phần mềm là cái mình thích nhất trên các điện thoại của Oppo, vì hệ điều hành Color OS dành riêng cho dòng máy này luôn được trang bị khá nhiều tính năng hữu ích cũng như tiện dụng. Thực tế thì mình ít khi quan tâm đến root máy từ khi dùng Find 5 cho đến R1. Những tính năng hữu ích như nhấp đúp mở màn hình, bộ phần mềm có sẵn để quản lý phân quyền cho ứng dụng, bộ ứng dụng khoá dữ liệu ..
Tính năng 2 sim
Những bài đánh giá trước đây về điện thoại 2 sim thì thường mình sẽ nói về 2 sim đầu tiên, tuy nhiên với R1 thì lại muốn dành cho cuối cùng. Vì Oppo R1 có nhiều điểm mạnh để thu hút người dùng, từ thiết kế cho đến chất lượng hoàn thiện cũng như tính năng hệ điều hành. Do đó tính năng 2 sim dường như bị chìm đi. Thực tế thì nếu bạn dùng 1 sim trên R1 cũng không thành vấn đề gì và cũng khó mà biết là đây là máy 2 sim.

Nắp lưng của R1 không tháo được, thế nên khe sim được bố trí ở bên cạnh trái của máy. Đây là khe sim kép, hai sim được đặt trên cùng một khung kim loại. Thiết kế này làm cho người ta khó biết đây là máy hai sim, ngay cả khi bạn chỉ cắm 1 sim trong máy thì trên cột sóng chỉ hiện 1 sim mà thôi.

Tinhte_oppo r1-29.

Về phần mềm quản lý 2 sim trên R1 thì không có gì đặc biệt và khá giống các điện thoại 2 sim khác. Chi tiết bạn có thể tham khảo qua bài viết: Một vài lưu ý khi mua điện thoại Android 2 sim. Về cơ bản thì R1 có 2 sim không online cùng lúc, nếu 1 sim đang nhận cuộc gọi thì sim kia sẽ bị ngắt, tuy nhiên nó sẽ kết nối lại rất nhanh khi cuộc gọi kết thúc.

Như vậy: Oppo R1 là chiếc điện thoại đẹp với chất lượng hoàn thiện tốt, là một lựa chọn rất tốt trong tầm giá 8 triệu. Đặc biệt, nếu như bạn là người thích 2 sim thì đây là lựa chọn không tồi và bạn khó có thể tìm được lựa chọn khác tốt hơn. Như bình thường, trở ngại lớn nhất vẫn là thương hiệu Oppo, nhưng tin đi: nếu bạn dán mặt sau bằng da khacten chẳng hạn, thì không ai biết đây là máy gì đâu, họ chỉ biết nó là một chiếc máy đẹp.

Một điểm yếu khác của Oppo R1 chính là việc không hỗ trợ thẻ nhớ gắn ngoài, chỉ có một phiên bản 16GB chứ không có mức dung lượng lớn hơn cho bạn lựa chọn.

Không có nhận xét nào